Hợp pháp hóa lãnh sự Ba Lan được hiểu như thế nào?
Hợp pháp hóa lãnh sự Ba Lan là việc mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký và chức danh (không bao gồm chứng nhận về nội dung và hình thức) trên giấy tờ, tài liệu của Ba Lan để giấy tờ, tài liệu đó đã được công nhận và có thể sử dụng tại Việt Nam.
Mục đích của hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự Ba Lan
Mục đích của việc hợp pháp hóa lãnh sự chứng nhận lãnh sự Ba Lan là nhằm khiến các giấy tờ và văn bản của một nước được công nhận tại một nước khác. Không ảnh hưởng tới hiệu lực pháp lý của các giấy tờ và văn bản tại nước ngoài do nghi ngờ về tính chân thực của con dấu và chữ ký trên giấy tờ, văn bản.
Hợp pháp hóa chứng nhận lãnh sự Ba Lan không có chức năng xác nhận về các hạng mục được nêu trong giấy hoặc các giấy tờ văn bản chứng minh khác, không chịu trách nhiệm về tính chân thực, hợp pháp của nội dung giấy tờ văn bản nội dung do cơ quan cấp giấy tờ chịu trách nhiệm.
Chứng nhận lãnh sự Ba Lan và hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự
Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự Ba Lan sẽ bao gồm:
- 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu đã quy định;
- Trong trường hợp nộp trực tiếp: người đề nghị sẽ xuất trình giấy tờ tùy thân (bản chính). Trong trường hợp nộp qua bưu điện: 01 bản chụp giấy tờ tùy thân.
- Giấy tờ hay tài liệu đã được Bộ ngoại giao Ba Lan chứng nhận;
- 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu sang tiếng Việt hay tiếng Anh. Nếu bạn đã sử dụng loại tiếng này thì không cần bản dịch;
- 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu đã chứng nhận và 01 bản chụp bản dịch (nếu có);
- 01 bản gốc và một bản sao giấy tờ liên quan, tài liệu liên quan nếu cần sẽ kiểm tra tính xác thực của tài liệu cần hợp pháp hóa lãnh sự.
Đi đến đâu để hợp pháp hóa lãnh sự Ba Lan ?
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự Ba Lan sẽ làm tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (ở Việt Nam là Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Hà Nội và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh; tại nước Ba Lan là Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Ba Lan).
Các bước làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự Ba Lan
Bước 1: Xác nhận tài liệu bởi Cơ quan có thẩm quyền nơi mà tài liệu được ban hành.
Bạn mang bản gốc giấy tờ do Ba Lan đến các cơ quan có thẩm quyền tại nơi cấp giấy tờ đó (như Tòa án Quận, Phòng Thương mại…). Các cơ quan có thẩm quyền sẽ được căn cứ tùy vào loại tài liệu.
Bước 2: Công chứng lãnh sự tại Bộ ngoại giao Ba Lan
Đây là một bước quan trọng để có đầy đủ hồ sơ cho bước tiếp theo. Bạn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu và nộp tại Bộ ngoại giao Ba Lan (bạn cần thực hiện việc đặt lịch trước).
- 01 Bản gốc giấy tờ mà đã được công chứng/xác nhận;
- 01 Bản chụp giấy tờ tùy thân;
- Các giấy uỷ quyền nếu có.
Bước 3: Hợp pháp hóa lãnh sự
Sau khi đã hoàn thành hồ sơ như đã liệt kê ở trên, bạn sẽ nộp hồ sơ tại một trong những cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam: Cục Lãnh sự Bộ Ngoại Giao (tại Hà Nội), Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh hay Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Ba Lan.
Bước 4: Kiểm tra kết quả
Sau khi thực hiện xong, bạn sẽ nhận giấy tờ, tài liệu được hợp pháp hóa lãnh sự. Sau đó, bạn có thể đem dịch thuật công chứng ra tiếng Việt để sử dụng ở Việt Nam.
Phí xin hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự Ba Lan
Hiện nay, phí xin để được hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự Ba Lan sẽ có giá như sau:
- Dịch vụ thông thường: 830.000 đồng.
- Dịch vụ làm nhanh: 830.000 đồng.
- Dịch vụ làm bên ngoài 2.500.000 đồng.
Lưu ý: Ngoài ra còn chưa bao gồm các chi phí phát sinh thêm như di chuyển, phương thức nộp trực tiếp hay thông qua đường bưu điện…
Tại sao phải cần dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Ba Lan?
Về cơ bản thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự Ba Lan có mức độ khá phức tạp và khó khăn. Dù cho nắm được những quy định của pháp luật về hồ sơ, thủ tục nhưng một số trường hợp các cá nhân vẫn không thể tự thực hiện hoàn thành toàn bộ hồ sơ để hợp pháp hóa lãnh sự giấy uỷ quyền.
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Ba Lan, khách hàng sẽ uỷ quyền việc soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ, làm việc cùng cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho các luật sư. Việc này sẽ hỗ trợ cho khách hàng hoàn thành thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy uỷ quyền một cách nhanh chóng chính xác, dễ dàng nhất mà không tốn nhiều thời gian, chuẩn bị và làm việc của khách hàng.
Cơ sở về mặt pháp lý
- Theo nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
- Theo tư số 01/2012/TT-BNG ngày 20 tháng 03 năm 2012 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 111/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.